Có năng lực không vậy Tèo ơi?

3022


  1. Sống với 1 người có năng lực, chúng ta sẽ cảm thấy an toàn. Vì năng lực của họ bộc lộ ra trong cả những việc nhỏ mỗi ngày. Ví dụ đang ngồi, điện cúp. Người có năng lực sẽ đi xem xét coi có gì không ổn trong hệ thống điện của mình không. Thấy cầu dao tự động ngắt, vậy thì bật cầu dao lên, thế là xong. Còn nếu vẫn không tìm được nguyên nhân, họ sẽ sang nhà hàng xóm theo câu “hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”. Tới mà thấy các nhà hàng xóm có điện, thì lập tức về gọi thợ đến sửa. Còn các nhà hàng xóm cũng cúp, thì cả khu bị ngắt, yên tâm đợi. Còn sống với người không có năng lực, cúp điện, thụ động chờ. Tới tối thấy hàng xóm điện sáng trưng, mới biết là chỉ có mỗi điện nhà mình bị hỏng. Tối rồi gọi chẳng thợ nào đến, đành chịu thêm 1 đêm âm u nữa. Đồ ăn trong tủ lạnh hôi thối, do cúp điện nên có thể không bơm nước lên bồn, mất luôn nước. Sống với người ngu “mệt thái moẹ”.

Người có năng lực có đặc trưng cá nhân là luôn quan sát và chăm làm nên chỗ ăn chỗ ở chỗ ngủ của họ rất sạch, rất đẹp. Lúc nghèo thì họ tự tay làm, lúc giàu thì sai khiến gia nhân gia nô, nhưng phải có ÓC QUAN SÁT và ÓC TỔ CHỨC mới biết mà sai khiến người khác. Một đám gia nhân gia nô ngồi quẹt điện thoại mà chấp nhận được thì còn gì là ông bà chủ?

  1. Làm với người có năng lực, rất yên tâm. Họ chỉn chu với công việc. Vào một công ty, nhà máy, nhà hàng, quán cà phê, khách sạn…., cứ tới xem toilet là biết trình độ của người quản lý. Toilet bẩn thỉu, hôi thối, rác không dọn, vòi nước hỏng, bóng điện 3 bóng cháy 2 bóng….thì chớ có làm ăn cùng. Người quản lý ở đó rất ẩu, hoặc rất non, hoặc rất lười, làm ăn với họ sẽ có nhiều sự cố, sẽ rất mệt mỏi.

Cũng bán cà phê, nhưng có một hệ thống quán nước luôn đông nghịt. Lúc không pha chế, nhân viên mỗi đứa 1 bao găng tay, cầm cái bình đu lau các cửa kính, luôn sáng choang. Toilet được kiểm tra liên tục, lúc nào chỗ nào cũng khô ráo, kể cả cái tay cầm chỗ cửa (không có ướt nhẹp do người ta rửa tay xong mở cửa ra). Dù anh này thiết kế một hệ thống quán y chang vậy trước đây, nhưng khi anh rời đi thì những người còn lại quản lý không được, rồi đóng cửa dần, do người ở lại kém cỏi.

Cũng bán điện thoại di động chứ không có gì khác, nhưng ai có nhu cầu mua điện thoại cũng đến đó, thay vì 3-4 hệ thống điện máy lớn khác, và hàng ngàn cửa hàng bán điện thoại trên phố lẫn bán online. Từ người giữ xe đến nhân viên mở cửa, thu ngân, tư vấn…..đều đặt tay lên tim, làm bằng cả tâm huyết. Mình vào đó giao dịch sẽ thấy một văn hoá rất tốt được lan toả từ người quản lý, sẽ thấy được sự huấn luyện kỹ càng. Năng lực quản lý là cái mọi doanh nghiệp cần. Mà muốn có năng lực quản lý, thì bắt đầu phải từ năng lực cá nhân. Lý Quang Diệu nói, đại khái có ý là “mỗi quốc gia lớn hay nhỏ không phải là lãnh thổ, mà là sở hữu nhiều cá nhân có năng lực, có tư chất, xong đào tạo họ để họ làm quản lý. Ở quy mô doanh nghiệp, chớ dụng người bất tài, đặt sai vị trí, nhất là vị trí quản lý, họ sẽ làm công ty phá sản hoặc dậm chân tại chỗ, không lớn mạnh được”.

Theo khoa học về nhân sự, người có năng lực có các đặc điểm sau:

  1. CÓ KHẢ NĂNG TỰ HỌC.

Đơn giản như học ngoại ngữ, đứa tầm thường sẽ chờ thầy dạy 10 chữ, ngồi học hết 10 chữ đó, nhớ được 5 chữ, 5 chữ quên, phải học lại. Người có năng lực họ học 1 chữ, suy ra 10 chữ. Ví dụ thầy dạy “Let’s go to school”, hãy đến trường. Họ sẽ tự ráp vô các từ khác như “market, cinema, office, factory,….” để thay thế chữ “School”, và từ đó họ chỉ 1 câu thầy dạy là hãy đến trường, họ tự học được “hãy đi chợ, hãy đi coi phim,….”. Họ học gì cũng rất nhanh, vì có khả năng tự học cao. Vô bất cứ ngành nghề gì, khả năng tự học và sáng tạo cũng giúp họ nhanh chóng nắm rõ bản chất của sự việc và làm tốt. Ai không có khả năng tự học, thì đừng mơ đến 2 chữ NĂNG LỰC.

  1. MỌI THỨ NGẮN GỌN VÀ RÕ RÀNG VÌ KHÔNG CÓ THỜI GIAN. Người năng lực biết đời người là hữu hạn, nên những gì không liên quan đến việc họ làm, đến hiệu quả công việc, họ lập tức bỏ qua. Không lằng nhằng dây dưa vô các sự việc phức tạp, tốn thời gian, nhất là tình cảm, cảm xúc của mình và người khác. Vì cái đó là nhất thời, mình để tâm quá nhiều sẽ tốn thời gian cuộc đời mình. Họ không đọc, nghe, bàn bạc… các thông tin vô bổ (còn thế nào là vô bổ thì tuỳ mức độ khôn/ngu của mỗi người). Họ cũng không tập trung phân tích nguyên nhân của cái sai, cái thất bại mà rút bài học rồi nhanh chóng làm lại cái mới.
  2. TƯ DUY TÍCH CỰC: Con người bản chất là phòng thủ, nên thường nhìn cái mặt xấu để đề phòng. Nhưng với người có năng lực, họ xem mọi thứ đều là cơ hội. 1 năm thực tập hay du học ở Israel là 1 năm học cái hay của người Do Thái, chứ không phải trả treo mấy đồng lương làm thêm, trời nóng trời lạnh hay bị chủ chửi đều là cơ hội được chửi. Còn đi đã mà về không thấy gì khác biệt hay tiến bộ thì thôi không dám nói who you are, vì nói “sao mày ngu vại” thì sẽ bị tự ái và người tự ái thì đặc trưng là ghét và tiểu nhân, chửi bới lại mệt lắm. Nên nói giảm nói tránh là “bạn không có năng lực xuất sắc lắm” để tụi nó thấy vui, tư duy tiêu cực mà bực mình nữa thì “em nạy anh”.
  3. TƯ DUY LỚN, DÀI HẠN, KHÔNG NHỎ, LẶT VẶT, TỦN MỦN. Cái này cực khó. Ai càng lớn tuổi, càng kiếm được tiền, càng sống gần người làm ăn lớn, trí tuệ lớn, nhân cách lớn, hoặc bản thân họ phải nghĩ thật lớn,…thì mới có được tư duy này. Còn không là tiểu nông, tiểu thương, tiểu công nghiệp, tiểu đệ, tiểu nhị, tiểu quốc, tiểu bang, tiểu tư duy…

Ai có 4 tố chất trên, mới được xem là có năng lực, có khả năng bay, thì tập bay để trở thành đại bàng. Đừng nuôi nhốt cho ăn, làm việc vặt, sẽ uổng 1 đời.

Và đây là một người có năng lực trong ngành du lịch mà các bạn cần theo dõi FB của anh để học tập. Cũng từ ruộng lúa, mà anh tạo thành một “fieldstay” và là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách muốn một lần hưởng cảm giác trải nghiệm “khẩn hoang Nam Bộ” hay hít thở khí trời, cho con cái mình biết cánh đồng lúa của quê hương hoặc đơn giản là đi chụp hình check in như trong bộ phim Đất Phương Nam với thằng An, thằng Cò ngày xưa….

Người có năng lực là người có thể biến “không” thành “có”, từ zero trở thành hero.