Kiếm được ngàn tỷ, giúp được ngàn người

1575

Thời bao cấp, ông Cù Văn Thành và vợ cùng làm việc trong một xưởng chế biến dừa quốc doanh. Năm 1991, Liên Xô tan rã, ông Thành rời xưởng và đời sống chật vật. Ông cầm căn nhà cùng một số người bạn hùn vốn thuê máy, nhà xưởng, ban đầu chỉ là một xưởng ép dầu dừa thô, rồi tích luỹ sắm dần máy móc, làm nhiều Sp khác từ dừa. Ngày nào cũng đi lòng vòng quan sát và nghĩ cách tận dụng tài nguyên, nguyên liệu địa phương, chuyển hoá thành tiền. Hay là mình làm cái này, cái kia. Nghĩ xong thì bắt tay vào triển khai ngay, đó là điểm khác biệt của người có tài.

Ban đầu, ông bán nội địa rồi lân la xuất khẩu Trung Quốc. Đến 2008, khách đầu tiên tại Trung Đông mua 600 tấn cơm dừa. Có được chút tiền, ông hiểu muốn làm ăn lớn phải ra biển rộng, tức đi nhiều các hội chợ quốc tế. “Lần đầu đi về không có kết quả gì nhưng phải cố gắng đi vài lần mới có khách. Khi mình có mặt thường xuyên trên chợ thế giới, uy tín và tên tuổi công ty phát triển theo”, ông nói.

Kiếm được ngàn tỷ, giúp được ngàn người
Kiếm được ngàn tỷ, giúp được ngàn người

Không chỉ xúc tiến thương mại, ông đi trước một bước ở khâu đầu tư phần cứng, từ hệ thống ISO đến HACCP, BRC, ISF. Ông tin, đầu tư hệ thống quản trị và nhà máy đúng chuẩn, khách hàng sẽ tìm đến. Nhờ vậy, nếu dầu dừa thô hoặc cơm dừa nạo sấy chủ yếu xuất qua Trung Đông, châu Phi, Nga thì nước dừa, nước cốt dừa thâm nhập được vào châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện tại, doanh thu công ty đã trên 1.600 tỷ và nằm trong VNR500 (Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam).

“Các chuyên gia, khách hàng cũng nhận định 2023 khó khăn và có thể hồi phục từ 2024. Nếu ngắn thì còn dễ xoay xở nhưng dài hạn thì cũng là một vấn đề, nhưng tôi quyết giữ 2.000 người lao động hiện có”, ông nói.

Mỗi ngày tại nhà máy ở Khu công nghiệp An Hiệp Bến Tre, người ta dễ dàng bắt gặp ông đội nón lá, tới lui các nhà xưởng để quan sát hoạt động thực tế.

Ông đi làm mọi ngày kể cả cuối tuần. Theo kinh nghiệm của ông, các sự cố hỏa hoạn thường có nguy cơ cao vào các ngày nghỉ lễ, lúc dây chuyền ngưng hoạt động, khi máy móc được hàn sửa, trong khi lại vắng người trực chiến.

“Mình phải chăm chút cả chuyện nhỏ, chuyện lớn mới hoàn hảo. Nó không đơn giản như việc chỉ cần ngồi bàn giấy ký kết và mua qua bán lại”, Nhà sáng lập Dừa Lương Quới nói.

Theo VNE (đọc được ngẫm nghĩ về mình, quyết tâm giúp quê nhà 1 DN ngon lành tí nhé các tinh hoa Việt Nam. Ban đầu kiếm chục tỷ, giúp chục người. Rồi kiếm trăm tỷ, giúp trăm người, rồi tăng dần quy mô).

Đọc câu thần chú “kiếm được ngàn tỷ, giúp được ngàn người” cỡ 1000 ngày là mình sẽ làm được. Mong nước mình có 1000 bạn trẻ có đầu óc lớn như chú Thành, thì chuyện đất nước hoá rồng sẽ là đương nhiên.