Home Tony Buổi Sáng Một lá thư từ châu Âu

Một lá thư từ châu Âu

Mot la thu tu chau au

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/tonybuoi/domains/tonybuoisang.net/public_html/wp-includes/media.php on line 1694

Một lá thư từ châu Âu

Một lá thư từ châu Âu – Tony Buổi Sáng.

“Chào dượng, chào tháng 9!

Vậy là một mùa hè hừng hực khí thế tuổi trẻ đã qua, con tin chắc là các bạn hay lui tới TnBS đã có một mùa hè đầy ý nghĩa. Cảm ơn Dượng luôn là dòng suối của những ý tưởng mới với nguồn năng lượng bất tận cho thế hệ trẻ. Con cũng không còn đủ trẻ để ngây ngơ ngồi tưởng tượng ông bụt Tony ngồi trên phản cầm cái quạt lông của Gia cát Lượng, nhưng quả thật, để bước vào trường đời thì vẫn còn ngây dại quá nhiều và vẫn lụi cụi đọc mỗi ngày các note và post của dượng qua website www.tonybuoisangonline.com (đã lâu con không dùng FB nữa, vì không có thời gian “tò mò tiểu nông” stt của hơn nghìn bạn mỗi ngày). Con đã hơi “cứng” tuổi và con chọn cho mình một đoạn lội ngược dòng, xách vali lên đường đến châu Âu học tập. Con đã dũng cảm bước ra khỏi vòng an toàn đầy cám dỗ và vỗ về của gia đình, bước vào một thế giới đầy cạnh tranh của biển lớn. Trong 30 năm cuộc đời, bị chìm đắm trong sách vở, chữ nghĩa, rồi đủ thứ hằm bà lằng chạy theo hình thức, con nhận ra điểm yếu nhất vẫn là sức ì và khả năng quan sát, giải quyết vấn đề…

Thế là nghỉ hè năm nay, thay vì hăm hở hành trình khám phá Châu Âu như các bạn học khác, con vác 50 cái CV đi xin việc làm thêm, ngoài việc là có summer job, nhưng mục tiêu lớn là học quan sát và cải thiện tốc độ đi (vì có nghiên cứu chỉ ra rằng tác phong công nghiệp và tốc độ đi bộ bằng với tốc độ tư duy và giải quyết vấn đề). Trong một xã hội ngập tràn dân nhập cư với độ khát việc đến trầm cảm, giờ xã hội các nước châu Âu đòi hỏi ứng viên phải thông minh và linh hoạt như người Trung Quốc, khoẻ như người Mông Cổ, tinh tế và tháo vát như người Nhật, Hàn… Mới rải được 02 cái CV (CV của Châu Âu giờ chỉ được phép viết 01 trang thôi ạ, chẳng ai có nhiều thời gian đọc, nhưng đồng nghĩa với việc chắt lọc thông tin kinh khủng), con đã được triệu đi làm thử tại một trong những nhà hàng Trung Quốc lớn của thủ đô. Những ngày mồ hôi nơi cái ngăn đá của Châu Âu bắt đầu…

Điều đầu tiên con phải học là quy trình làm việc và nhớ số bàn. Phải nói là người TQ thực sự rất giỏi với các con số, chẳng cần cao siêu Tích với Phân, cứ cộng trừ trong phạm vi 1000 thành thạo. Bàn được đánh số thành nhóm (ví dụ 15-20, 21-25…, nếu chẳng may bị lẻ 1 bàn, luôn đơn giản là 21, 212, rồi lẻ nữa ư, 22, 221…). Hệ thống bàn nhẹ và đơn giản để kê thành bàn to vào buổi tối và kê riêng vào buổi trưa cho 1-2 người, (nhà hàng không có wifi để nhân viên đỡ lọ mọ chơi và khách cũng không ngồi con cà con kê để mất chỗ kinh doanh). Hệ thống bàn tròn cho 5-6 người, bàn tròn cho 10 người và hệ thống cửa ray để sẵn sàng cho việc chia nhỏ hoặc hợp nhất. Một điều nữa mà phải nói rất nể phục sự quan sát của các ông chủ TQ. Địa điểm nhà hàng luôn phải nằm Trung tâm buôn bán, mặt tiền, trên đường đi, có chỗ đỗ xe (chỉ cần đỗ 1 tiếng), gần Nhà ga… Thế nên các nhà hàng Ý cùng toạ độ Rốn của Thủ đô trên Google map, dù đã thay gần chục đời chủ vẫn không thể cạnh tranh nổi. Bởi giỏi tính toán nên chuẩn bị đóng cửa, khách lẻ là miễn nhiễm không được làm phiền bếp của họ, nhưng nhân viên lẫn quản lý sẵn sàng nói yes với 1 nhóm gia đình Ấn độ chậm chạp lọ mọ tìm chỗ ăn cơm rang gà buổi tối, cơm thừa canh cặn vớ vẩn cũng mang lại thêm 200êu cho quán.

Thêm một điều nữa là bài toán quản lý người. Một quy trình chuẩn 3 ngày nghỉ 1 ngày, (bếp 4 người, chạy bàn 4 người, rửa bát kiêm lau dọn WC (Mông cổ), 1 người lo mở buffet và chuẩn bị buffet, luân phiên các công việc của từng ngày, nên không bị tình trạng chồng chéo, hoặc bì tị như các nhà hàng châu Á khác ở đây làm việc manh mún và luôn khao khát giảm chi phí bằng cắt giảm nhân viên hoặc lờ lương. Hệ thống 3 người chạy bàn này kết hợp với chiến lược “chia để trị” mỗi ngày tiếp và phục vụ hơn 300- 500 khách, mang về cho nhà hàng trung bình mỗi ngày là 5000 đên 10000 êu, trong khi hệ thống 2 nhân viên chạy bàn kiêm dọn vệ sinh buổi sáng và chuẩn bị buffet của nhà hàng Việt, Thái, Hàn, Nhật….làm hộc hơi với 100 khách mà hiệu suất không cao. Do menu buffet nên nhân viên không phải bưng bê đồ nóng, giảm thiểu nguy cơ tai nạn nghề nghiệp. Về công việc thường quản lý theo đầu việc của ngày (Ngày 1, ngày 2, ngày 3) và thường luôn chân luôn tay, vận trù học rất cao nên thường ít khi có thấy thời gian nhân viên tụ tập đứng nói xấu chủ hay đồng nghiệp khác. Thêm vào đó là công việc thường rất nhiều, nên ai ai cũng ý thức là làm xong việc là chạy vào hỗ trợ lẫn nhau cho nhanh, nhưng đồng thời để đến hôm mình lĩnh đạn, cũng có đội hỗ trợ mình. Bài toán quản lý đầu việc, nhận xét theo công việc chứ không chỉ trích con người rất rõ nét.

Thêm 1 điểm, con nghĩ chắc do người TQ giỏi sản xuất, nên quy trình bảo trì thiết bị của họ rất tốt. Con vẫn nhớ ấn tượng khi “học việc” 1 tháng ở quán người Việt năm ngoái, các ông bếp tranh nhau làm bếp trưởng, nhưng đến khi vệ sinh bếp thì không ai chịu làm, làm được thì dè bỉu anh khác là đấy, nó để bẩn thế đấy. Tất cả thiết bị bếp núc ở đây được cọ rửa, phun trắng xoá bọt hàng ngày. Góc của ai, người đấy gọn sạch. Đến cái giẻ lau bàn, hàng ngày, trước khi về, người phụ trách của ngày thứ nhất cũng giặt sạch, cho một lớp xà phòng siêu mạnh, dội toàn bộ nước sôi và ngâm qua đêm để sạch hết dầu mỡ…

Một điều cuối trong thư gửi dượng, có lẽ con vẫn muốn nói nhiều đến một tính xấu – “Tính hay soi mà không nói ra” mà con vẫn đang phải sửa hàng ngày. Một điều mà con vẫn luôn thắc mắc, vì sao tính cộng đồng của Trung Quốc nó cao thế. Điều đầu tiên con muốn nói và học được là sự thẳng thắn của TQ. Từ 1 ly nước lọc 1 êu nói trước cho khách (nói nước ở đây không miễn phí khi khách order), hay nhân viên có cơ hội sửa sai 3 lần Y CHANG như dượng nói á. Giao tiếp chủ và nhân viên cũng thẳng thắn, dù vẫn tiếc là hồi trẻ con không ý thức về việc mình có thể học nhiều hơn 1 ngoại ngữ, nhưng cứ nhìn thấy cách khi chủ đến là đội bếp cười nói tưng bừng, có yếu tố hài hước thì làm quản lý và làm chủ tốt hơn. Ông chủ này có 3 quán ở Trung tâm Thủ đô, cứ có khách đại sứ quán Trung Quốc là chạy qua kiểm tra chất lượng, cần là phi vào bếp, một mình cầm 4 ly cà phê trên tay phục vụ khách. Hành động chủ quán cực kỳ giàu có mà phục vụ khách làm con bé chạy bàn học việc như con trố mắt. Rồi con thấy nếu vợ con ông qua quán là ông vào tự nấu cho vợ con ăn, Chẳng may rảnh rỗi ngồi quán gặp người Đồng hương Trung Quốc, ông lập tức sai “gia nhân” thiết đãi trà, nước nóng… Cái phong thái bán hàng cười nói vui vẻ, cảm ơn, xin lỗi thẳng thắn của ông (dù được ngắm cả cái cười nhếch mép sau đó), nhưng cũng để góp phần xoá cái thói lạnh lùng hay giả ngơ của con bé đứng chạy bàn (là con). Con cứ thấy người Việt Nam là giả vờ nói tiếng nước ngoài, đứng soi xem có biết cầm dao dĩa không, có biết nói tiếng Anh không, soi mói quần áo tóc tai, đoán xem họ đến từ đâu…và chủ yếu là cười nhạo khi thấy họ “lúng túng” trong việc tiếp cận văn hóa phương Tây. Con thấy xấu hổ với mấy cái tiểu nông này quá và thấy mình bắt đầu dịch chuyển thành một người vui vẻ nói cười, cởi mở hơn.

So sánh là một bài toán khập khiễng, nhưng con nghĩ là điểm khác biệt lớn nhất của TQ và Việt nam, không phải ai thông minh hơn ai, mà TQ hướng nhiều đến hiệu quả và đặc biệt thích kiếm tiền. Người Việt Nam sẽ tốt hơn nếu bớt bị nặng nề hình thức. Con cũng từng ước giá có người chỉ cho con sớm hơn thì sẽ tránh được quãng đường vòng đầy ngây ngô ấy!

Con vẫn muốn nhờ Dượng chỉ giáo thêm cho việc Quản tài chính cá nhân và các cách để cải thiện suy nghĩ, lành mạnh và tích cực hoá suy nghĩ ạ! Con đang hy vọng có cách nào không lách luật mà vẫn có được “Trên đường băng” nóng hổi vào ngày 27/8 để kịp bạn con bay sang cầm hộ con không nữa?!

Dù gì thì con vẫn muốn gửi “Thousand Thanks” đến ông Bụt Tony, hình ảnh con vẫn hay nghĩ tới khi xuống tinh thần, hoặc thấy lạc lõng đơn côi nơi xứ người. Khi con chuẩn bị khóc, con lại mở Tony Buổi sáng ra đọc để vặn dây cót tinh thần! Thế là thiên hạ lại thêm một đứa nữa lớ ngớ cười một mình với cái điện thoại (thế nên con mới mong có quyển sách “cầm cho Oách” dượng ơi) ^^

Exit mobile version