Ngồi ôm máy tính cả ngày.

714

1. Vấn nạn, có thể dùng từ này, chỉ cho năng suất lao động khối văn phòng rất thấp ở nước ta. Nhìn vào các công sở, thấy người ngồi nhìn màn hình cả ngày rất đông. Nhưng làm cái gì cũng chậm, xử lý cái gì cũng lâu, việc thì quên trước quên sau. Máy tính chỉ là 1 trong nhiều công cụ xử lý công việc ở VP, chứ đâu phải là tất cả, sao nhìn cả ngày vào đó? Sếp mà ngáo ngơ, cũng nhìn màn hình cả ngày, thì trách gì nhân viên?

Cứ phụ thuộc vô mấy công cụ như nhìn màn hình cả ngày khiến mắt mệt mỏi, thị lực giảm sút. Chỉ nên sử dụng khi cần thiết. Lúc gặp nhau ở VP, người và người ngồi cạnh nhau, thì nên họp hành, bàn bạc. Rồi độc lập giải quyết công việc, nhưng nhất định phải có to-do list. Nhân viên hay sếp mà không có cái này, coi như 1 ngày sẽ vô định, làm không biết trước sau cái gì, nhớ gì làm đó, hiệu quả sẽ thấp. Cứ coi kết quả tháng, kết quả quý, kết quả năm là biết năng lực của nhân viên lẫn quản lý.

2. Cách làm ghi chép vào sổ tay để trên bàn làm việc tỏ ra rất hiệu quả, các bạn thử xem. Mỗi người sẽ có một cuốn sổ tay, loại càng dày càng to càng tốt. Làm nhân viên kinh doanh là lao động trí óc chứ không phải lao động chân tay, nên việc viết ra bằng bút mực sẽ hằn lên não sự ghi nhớ tốt hơn (tương tự học chữ Hán hay Nhật, nhìn thì nhớ đấy nhưng bảo viết thì sẽ không viết lại được, chỉ những bạn viết ra bằng bút mực nhiều lần thì mới viết lại được mặt chữ). Mỗi người sắm 1 cuốn, quản lý lãnh đạo gì cũng có 1 cuốn để gọi là ghi chú (take note).

Buổi sáng, tự mình ghi ra công việc mỗi ngày mình dự định sẽ làm, đừng có lười, cố gắng kỷ luật ghi cho bằng được. Nếu không ghi, mình sẽ sót việc này việc kia, và quản lý cũng sẽ không biết mình ít việc hay nhiều việc mà giao thêm. Cứ ghi ra hết, ngắn gọn vắn tắt thôi, ví dụ, – l/hệ chị Liên hàng lỗi (mình sẽ biết là gọi điện cho chị Liên thu hồi hàng lỗi). Tới chiều, trước khi về, mình mở sổ xem lại 1 vòng, thấy đã xong thì đánh dấu tích hoặc gạch bỏ. Cái chưa xong thì chuyển sang ngày hôm sau lại ghi vào, để việc cứ nhớ mãi, không sót, người ta sẽ khen ngợi là làm việc hiệu quả, trí nhớ tốt, có trách nhiệm…..Thật ra là mình CÓ PHƯƠNG PHÁP.

MỆT MỎI

Cuối tuần, mình ngồi tổng kết lại các daily to-do list mà mình ghi trong tuần, xong làm 1 cái review hay report gì cũng được, gọi là báo cáo tuần. Không có ai yêu cầu vẫn ngồi tự làm như thế. Mình đã làm gì được trong tuần, có khó khăn gì, kiến nghị gì. Người lãnh đạo hay quản lý, nhận được cái weekly review/report này, mới biết chỉ đạo cho mình làm một tuần mới hiệu quả hơn. Phải làm cái này thật nhanh chứ không lọ mọ hay tốn thời gian, não người lao động trí óc phải tốt, làm gì cũng rất nhanh. Cái review này thì làm trên máy tính.

Cuối tháng, lấy 4 cái weekly review/report kia mà tự mình ra một cái báo cáo tháng, monthly review/report, làm trên máy tính, gửi cho quản lý và in ra gửi lưu file cho mình luôn. Đơn giản là thành tích trong tháng mình đã đạt được, một số kiến nghị. Bên quản lý nhận cái báo cáo này thì mới biết mình GIỎI thế nào, mới phát lương. Những công ty làm ăn thật sự, không có báo cáo tháng, không phát lương. Đâu biết trong tháng qua anh làm cái gì đâu, ngồi không mà nhận tiền sao được.

3. Thành tích càng nhiều thì mình mới tự hào khi cầm đồng lương trên tay. Và cũng có cái để mình có thể yêu cầu tăng lương, tăng thu nhập. Người ta thấy mình làm ra việc, hiệu quả, chỉn chu, rõ ràng, khoa học, và khen GIỎI. Nể phục liền. Vì mình là người có trình độ. Trình độ nghĩa là vậy, làm việc khoa học, hiệu quả, có kỷ luật.

Mấy tháng sau, hàng ngày làm vẫn cứ mở các báo cáo tuần, báo cáo tháng trước, của năm trước ra xem, sẽ biết một số thứ cần làm thêm để tăng hiệu quả công việc. Nghe ĐT, cứ nên take note (ghi chú lại trong sổ), chứ nghĩ là mình nhớ, thật ra là sẽ quên. Đó là 1 dạng tự kỷ luật.

Còn kém kỷ luật, làm biếng ghi chép thì chịu. Máy tính nối mạng, điện thoại nối mạng, dễ bị xao nhãng. Công cụ bút và tập ghi chép vẫn là công cụ rất hay để bảo vệ đôi mắt và tăng cường sự sắc sảo cho lao động trí óc.

P/S: Báo cáo, report, review, to-do list….làm là làm cho mình giỏi giang, chứ không phải đối phó. Đối phó là cách tư duy của người kém cỏi, không phù hợp lao động trí óc. Các bạn nếu muốn tập làm kinh doanh có thể theo học anh này https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=5925884837480945&id=100001784636413