Choáng ngợp và choáng váng

2199

Mình có lần đến Monaco, quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao bậc nhất thế giới, với 1/3 dân số đã là triệu phú đô la. Choáng ngợp với những dinh thự sang trọng, bến du thuyền tấp nập người và trên phố, xì gà Cuba, rượu mạnh, những sòng bạc đầy ắp người thượng lưu và siêu giàu khắp nơi đổ đến xài tiền, và cũng choáng váng với những người Monaco kiếm ăn ngày qua bữa. Thậm chí vẫn có người xếp hàng nhận phúc lợi xã hội (tiền tài trợ của nhà nước) hoặc xếp hàng để nhận đồ ăn, đồ đạc cũ, tiền lẻ….ở một số tổ chức từ thiện. Người giàu sẽ tái phân phối thu nhập và cho đi bằng lòng bác ái, sự nhân văn.

Đó là sự công bằng, phải hiểu rõ. Công bằng chứ không phải cào bằng.
Đó là sự công bằng, phải hiểu rõ. Công bằng chứ không phải cào bằng.

Khi hỏi một giáo sư ở ĐH quốc tế Monaco, ông ấy nói, đó là công bằng. Công bằng là vậy, người có tài năng, người chăm chỉ, người may mắn, người có đạo đức, người tích cực…..thì có cuộc sống khác biệt, thu nhập khác biệt với người kém tài, người lười biếng, người ít gặp may, người vô lại, người tiêu cực. Một xã hội có tỷ phú và cũng có người trắng tay, thì mới gọi là công bằng. Vào trường học, đứa học giỏi điểm cao, đứa học dở điểm thấp, đã là sự công bằng. Đứa học giỏi hoặc có tư chất, hoặc chăm chỉ….mà có kết quả tốt, và ngược lại. Ông giáo sư còn nói thêm, cái quan trọng là tạo môi trường, giáo viên cũng giảng bài nhiêu đó trước mặt các bạn học sinh, đứa nào chăm chú nghe và ghi chú lại, về ôn lại để nhớ thì hiểu, thì áp dụng vô cá nhân, giỏi giang dần. Học sinh nào bây giờ cũng có máy tính, cũng có điện thoại và kết nối mạng, đứa nào dùng chơi game và lãng phí thời gian thì là do nó muốn như thế. Kết quả của một người là do người đó lựa chọn. Cách họ làm 1 việc là cách họ làm mọi việc. Cách họ sử dụng thời gian 1 ngày là cách họ sử dụng thời gian của cả cuộc đời.

Mày biết về tỷ lệ Pareto không, tức 80/20 ấy, vị giáo sư nói thêm. Ở bất cứ công ty nào, 20% nhân viên giỏi nhất và chăm chỉ nhất sẽ mang về 80% doanh thu lợi nhuận cho công ty đó. Và dĩ nhiên, 20% này sẽ có thu nhập cao hơn, có cuộc sống tốt đẹp hơn 80% người còn lại. Mình chưa được như người ta thì là do mình cả, chứ không phải lý do nào khác. Muốn thì quyết tâm phấn đấu nỗ lực đổi thay, còn không muốn thì thôi. Việc những hiệp sĩ phong kiến cướp của người làm ăn giàu chia cho người nghèo là chuyện tào lao, người giàu đã phải động não hoặc tài năng hoặc chăm chỉ mới giàu, còn người nghèo thì sai sai sao đó mới nghèo vậy. Phải để họ giàu sang và người nghèo nhìn thấy mà phấn đấu, vươn lên.

Đó là sự công bằng, phải hiểu rõ. Công bằng chứ không phải cào bằng.