Mỗi cuốn sách đều có 1 năng lượng, khi khúc mắc điều gì, hãy hỏi nó

2120

Một người bạn của tôi đã nói với tôi như vậy, chuyện nghe hơi tâm linh nhưng có bao giờ bạn thắc mắc người viết ra những cuốn sách đó là người như thế nào không? Họ đã khổ công nghiên cứu, tìm tòi và kỷ luật cao như thế nào để có thể hoàn thành một cuốn sách không?

Cá nhân mình rất thích tìm hiểu về tác giả mỗi khi đọc sách. Nó giống như khi mình đọc sách, mình như đang trò chuyện với tác giả. Cố nhiên, trong thời gian mình đọc quyển sách đó, bất kể là 1 tuần, 1 tháng hay vài tháng. Sách là người bầu bạn với mình. Đã là bạn, khi bạn có thắc mắc thì bạn bè là nơi bạn “trút bầu tâm sự” hữu hiệu.

Do đó, khi có thắc mắc nào, không biết hỏi ai, mình sẽ “hỏi” sách. Rồi từ từ, mình sẽ biết câu trả lời. (Vốn dĩ câu trả lời bạn đã biết, sách đôi khi là giúp bạn nhận ra câu trả lời đó thôi).

Mình lựa sách và bầu bạn với sách rất “cảm tính”. Ai quen đều biết mình năng đọc sách, nhưng không phải đọc sách gì đao to búa lớn. Mình không kén sách và đọc hầu hết tất cả các thể loại trừ các thể loại học thuật hay để đi thi lấy bằng MBA .

Bước chậm lại giữa thế gian vội vã là một cuốn sách như vậy. Dù con người Đại Sư Hae Min đã đâu đó thể hiện trong ngôn từ của cuốn sách, bạn sẽ ngay lập tức nhận ra đây là một con người đáng kính trọng. Giọng văn trong cuốn này và các cuốn khác của Sư thể hiện cách suy nghĩ “thoáng” của một nhà Sư được tiếp xúc với cả 2 nền giáo dục Phương Đông và Phương Tây. Điều mình cho là khó có ai làm được, kể cả là Sư Cô đi chăng nữa.

Có rất nhiều đoạn trong sách relevance với thời điểm hiện tại của mình, sách về cách bạn trò chuyện với bản thân, đặt mục tiêu cuộc đời, cách bạn đối nhân xử thế và, quan trọng nhất – cách bạn đối xử với bản thân mình.

Có hàng ngàn câu có thể trích dẫn ra đây nhưng có 1 đoạn về sự giận dữ mình rất thích. Thầy nói “Khi bạn tức giận hay không hài lòng về 1 sự việc hay 1 con người nào đó, cứ để tâm đến một sự việc nào đó mãi, tức là trong lòng bạn hiểu rõ – bạn cũng đang có những sự giận dữ đó về bản thân mình. Sự việc và con người đó chẳng qua là sự phản chiếu bên trong bản thân bạn mà thôi.”

Giận dữ, khó chịu với ba mẹ

Muốn em út hay vợ/ chồng/ người yêu làm theo ý mình

Chẳng qua là vì trong lòng bạn cũng đang có những vướng mắc, sự bực bội tương tự.

Chúng ta, thực ra không khác nhau nhiều đến thế đâu!

Một vài trích dẫn của Sư, tôi viết lại theo cách hiểu của mình.
Một vài trích dẫn của Sư, tôi viết lại theo cách hiểu của mình.

Tôi tranh đấu rất nhiều và bỏ tiền mua 1 cây kem 77k, sau khi ăn hết cây kem 77k, tôi ngay lập tức cảm thấy hụt hẫng và trống rỗng. Phải chăng tất cả những “mưu cầu” danh vọng, tiền tài ở thế giới vật chất này cũng tựa như cây kem đó chăng? Đạt được rồi, không cảm thấy gì nữa.

Nếu ai đó đang làm bạn khó chịu, bạn cảm thấy mối quan hệ của 2 người đang không tốt, bạn cảm thấy luôn bị làm khó, thì hãy cúi đầu, ngạn ngữ cổ có câu: “Nếu cúi đầu, thì sẽ không va phải trần nhà”

Phải có những mối quan hệ tốt thân tình, thì bạn mới có thể hạnh phúc được. Đây là một điều không phải quá bí mật, nhưng ít ai hiểu được.

Nắm trong tay nhiều tiền bạc, quyền cao chức trọng, được mọi người ngoài xã hội kính trọng để làm gì khi về nhà thì lại không được ai tôn kính. Người thân mới là người quan trọng nhất.

Có những khi, ta cố gắng chứng tỏ gì đó cho những người xa lạ, làm những việc gì đó cho những người mà bản thân ta còn không thích người đó. Câu hỏi là: “để làm gì?”

Hãy sống sao để cho 1 lần trong đời, bạn tự tin nói rằng mình đã từng yêu thật lòng, một tình yêu vô điều kiện, không mưu cầu như thế ấy chứ,

Vì tình yêu là cho đi, không mong nhận lại

Là chấp nhận toàn bộ con người đối phương, không chút áp đặt

Là thấu cảm, và đồng điệu

Là điều đẹp đẽ và ấm áp nhất khiến tim bạn rung lên mỗi khi nhớ về.

Nếu chưa gặp, hãy đi tìm nhé. Hãy gõ, sẽ được mở cho.

Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Matthew 25,31-46)

Nguồn: deliciouslifebytom